Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn 9 cách đơn giản để bảo mật máy tính Mac OS yêu quý khỏi nguy cơ lây nhiễm các loại virus độc hại.
Từ trước đến nay, người dùng Mac OS vẫn luôn tự hào rằng chiếc máy tính của họ miễn nhiễm với các loại virus chứ không như các máy chạy hệ điều hành Windows. Nhưng với các thông tin gần đây thì các máy chạy hệ điều hành Mac cũng có nguy cơ lây nhiễm virus cao không kém các máy chạy hệ điều hành khác.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
1. Update máy tính Mac
Phiên bản High Sierra được Apple ra mắt vào tháng 09-2017 tại sự kiện WWDC 2017 (Hội nghị Lập trình viên thường niên của Apple). Ngoài những nâng cấp về hiệu suất máy tính, tăng trải nghiệm cá nhân cho người dùng, Apple cũng tăng cường tính bảo mật máy tính Mac OS. Vì thế, bạn nên nâng cấp máy tính của mình lên phiên bản High Sierra càng sớm càng tốt theo hướng dẫn sau đây:
- Bước 1: Kiểm tra sự tương thích của máy tính tại đây. Bạn cần tối thiểu 2 GB RAM, 14.3 GB trống trên ổ cứng để cài đặt. Những máy tính có thể cập nhật lên High Sierra gồm: MacBook (model từ cuối năm 2009), MacBook Pro (model từ giữa năm 2010),…
- Bước 2: Backup dữ liệu (hướng dẫn chi tiết Mục 3 của bài viết này).
- Bước 3: Xóa file cũ (nếu còn ít dung lượng trống trên ổ cứng).
- Bước 4: Vào App Store, tìm từ khóa “Mac OS High Sierra” để tải phiên bản cập nhật về máy. Khi tải xong, cửa sổ cài đặt tự động mở, bạn chỉ việc làm theo hướng dẫn để nâng cấp lên phiên bản mới.
Tất nhiên, phiên bản cập nhật nào cũng sẽ có những lỗ hổng về bảo mật, vì thế Apple luôn phát hành các bản cập nhật cho MAC OS mỗi khi xuất hiện các nguy cơ hay lỗ hổng bảo mật. Những bản cập nhật này nhằm vá lỗi một cách nhanh chóng và kịp thời, tránh cho virus có thể lây lan trên diện rộng. Bạn nên biết rằng, các bản cập nhật của Apple dựa trên những lỗ hổng bảo mật đã được phát hiện trước đó, nghĩa là nếu bạn không update máy tính kịp thời, có nguy cơ máy tính của bạn sẽ bị tấn công bởi các phần mềm độc hại.
Để cập nhật máy tính Mac thường xuyên, bạn vào App Store => Chọn biểu tượng Updates trên thanh toolbar. Sau đó update những phần mềm cần thiết.
2. Xóa sạch và cài lại máy tính
Trong trường hợp bạn mới mua máy Mac hoặc muốn bán lại máy Mac cho người khác, một cách để đảm bảo tính an toàn cho các thông tin cá nhân của bạn đó là xóa sạch dữ liệu trên máy tính.
Xem hướng dẫn Xoá sạch dữ liệu và cài lại Mac OS hoàn toàn mới tại đây.
3. Backup (sao lưu) dữ liệu với Time Machine
Time Machine giúp bạn sao lưu dữ liệu vào một thiết bị lưu trữ ngoài để bạn có thể khôi phục lại khi cần thiết. Time Machine giúp bạn khôi phục lại dữ liệu khi bạn lỡ tay xóa chúng và khôi phục lại nguyên trạng máy tính sau khi bạn cài đặt máy tính mới (thay vì phải cài đặt lại thủ công).
3.1 Thiết lập Time Machine
Time Machine là một tính năng được tích hợp sẵn trong máy Mac. Để sử dụng, bạn cần một thiết bị lưu trữ ngoài, độc lập với máy Mac của bạn. Ổ cứng gắn ngoài này phải được kết nối qua với cổng USB, FireWire hoặc Thunderbolt của máy Mac.
Khi bạn kết nối ổ cứng ngoài với Mac, bạn sẽ được hỏi có muốn sử dụng ổ cứng để sao lưu dữ liệu với Time Machine không. Hãy chọn Encrypt Backup Disk, sau đó chọn Use as Backup Disk.
Trong trường hợp Time Machine không hỏi bạn thì bạn thao tác tiếp theo như sau:
- Bước 1: Mở Time Machine preferences từ menu Time Machine
trên thanh menu. Hoặc chọn Apple menu => System Preferences -> Time Machine.
- Bước 2: Chọn Select Backup Disk, chọn Disk hoặc Add or Remove Backup Disk.
- Bước 3: Chọn ổ cứng sao lưu từ danh sách, sau đó chọn Use Disk.
- Bước 4: Để sao lưu bổ sung một cách an toàn và tiện lợi, bạn có thể lập lại các bước này để thêm ổ đĩa sao lưu vào. Ví dụ, bạn có thể dùng một ổ đĩa sao lưu ở nhà và một ổ đĩa sao lưu ở nơi làm việc.
3.2 Dùng Time Machine để backup
Sau khi thiết lập Time Machine, nó sẽ tự động sao lưu hằng giờ. Phiên bản sao lưu cũ nhất sẽ bị xóa khi ổ cứng đầy.
- Để sao lưu ngay lập tức: chọn Back Up Now trên thanh menu Time Machine
.
- Để dừng việc sao lưu tự động: mở Time Machine preferences, chọn Deselect Back Up Automatically (phiên bản macOS Sierra hoặc mới hơn) hoặc Turn off Time Machine (phiên bản OS X El Capitan hoặc mới hơn). Bạn vẫn có thể sao lưu thủ công bằng cách chọn Back Up Now từ menu Time Machine.
- Để dừng khi đang sao lưu: chọn Skip This Backup (hoặc Stop Backing Up) từ menu Time Machine.
- Để kiểm tra trạng thái sao lưu: trên menu Time Machine. Biểu tượng này thể hiện Time Machine đang sao lưu
, đang chờ đến lần sao lưu tự động tiếp theo
hoặc không hoàn thành việc sao lưu
Để chọn những phần mà bạn không muốn sao lưu, mở Time Machine preferences từ menu Time Machine, chọn Options, chọn và chọn những phần bạn không muốn sao lưu.
3.3 Khôi phục dữ liệu từ Time Machine Backup
Bước 1: Mở một cửa sổ cho dữ liệu mà bạn muốn khôi phục. Ví dụ:
- Để khôi phục một file bạn lỡ xóa từ folder Documents, hãy mở folder Documents.
- Để khôi phục một email, hãy mở hộp Mail inbox của bạn.
- Nếu bạn sử dụng ứng dụng để sao lưu tự động các phiên bản của tài liệu mà bạn đang dùng, hãy mở tài liệu, sau đó dùng Time Machine để phục hồi phiên bản mới nhất của tài liệu đó.
Bước 2: Chọn Enter Time Machine từ menu Time Machine hoặc click vào Time Machine trên thanh công cụ.
Bước 3: Tìm mục bạn muốn khôi phục:
- Sử dụng dòng thời gian ở bên cạnh màn hình để xem các mục sao lưu của Time Machine cũng như thời gian mà nó được sao lưu.
- Chọn một mục và ấn Space Bar để xem trước (preview) và chắc chắn rằng đó là mục bạn muốn khôi phục.
Bước 4: Click Restore để khôi phục mục bạn đã chọn hoặc CTRL + click vào mục cho các lựa chọn khác.
4. Cài đặt phần mềm Antivirus
Theo khảo sát thì chỉ có 15% đến 25% người dùng Mac có phần mềm antivirus cài đặt trong máy. Điều đó có nghĩa là khoảng 75% đến 85% các máy Mac có nguy cơ rất cao trong việc bị nhiễm và lây lan các loại virus và trojan. Các phần mềm diệt virus nổi tiếng như Norton Symantec, McAfee, BitDefender và Kaspersky cung cấp đầy đủ các chức năng chống, quét và diệt virus, Trojan với các bản cập nhật thường xuyên. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng phần mềm miễn phí thì có thể download Sophos Anti-Virus for Mac Home Edition.
Tuy nhiên, việc cài đặt phần mềm anti-virus cũng vô dụng nếu bạn không cập nhật phần mềm hoặc quét virus thường xuyên. Vì thế bạn nên thiết lập chế độ tự động tải xuống và cập nhật thường xuyên, đồng thời hãy nhớ quét virus đều đặn cho máy tính. Nếu bạn lo lắng rằng công việc quét virus sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hệ thống của máy thì bạn cần biết là hầu hết các chương trình anti-virus đều cung cấp cho người sử dụng tùy chỉnh lịch trình quét hệ thống và bạn cũng có thể chủ động quét toàn bộ máy khi cần.
5. Bật chức năng FileVault
Mac OS của Apple bao gồm một loạt các tính năng bảo mật đảm bảo cho hệ thống và các tập tin của bạn được an toàn khỏi các nguy cơ tấn công từ Internet. Một trong những tính năng tốt nhất của Mac là FileVault. Phần mềm này cho phép người dùng mã hóa dữ liệu được lưu trữ trên ổ cứng của họ với mã hóa 123 XTS-AESW của Mac. FileVault cũng có thể được sử dụng để bảo vệ các ổ đĩa bên ngoài. Để bật trên FileVault, mở System Preferences của Mac và chọn Security & Privacy. Nhấp vào FileVault và chọn Turn on FileVault.

6. Kích hoạt Firewall
Giống như Windows của Microsoft, Mac OS tích hợp sẵn chế độ tường lửa có chức năng ngăn chặn các kết nối đến từ các nguồn không mong muốn. Để bật tường lửa của Mac, bạn truy cập vào phần Security & Privacy => click vào tab Firewall => Turn on Firewall. Apple cũng cho phép người dùng tùy chỉnh các thiết lập tường lửa của họ thông qua menu Options Firewall. Từ đây bạn có thể chọn chặn tất cả các kết nối gửi đến, ngoại trừ những người được yêu cầu cho các dịch vụ web cơ bản hoặc tự động cho phép các kết nối đã được bạn cho phép.
7. Sử dụng Password Assistant để tạo một mật khẩu cho máy
Password Assistant cũng được Apple tích hợp sẵn vào Mac OS. Phần mềm này giúp người dùng tạo mật khẩu có độ an bảo mật khá cao dựa trên chuẩn FIPS-181 với tối đa 31 ký tự trong độ dài mật khẩu bạn có thể thiết lập. Để sử dụng chức năng này, bạn cần vào Users & Groups, chọn Change Password và điền chuỗi ký tự bạn muốn cài làm mật khẩu. Như vậy là chiếc MacBook của bạn đã có thêm một “lớp áo giáp” an toàn.
8. Nắm được danh sách các phần mềm cài trong máy
Một điều tưởng chừng như đơn giản và thường không được người dùng chú ý nhưng lại có ý nghĩa khá lớn trong việc đảm bảo an toàn cho máy tính. Trong quá trình sử dụng, chắc chắn chủ nhân của chiếc máy tính Mac sẽ cài đặt khá nhiều chương trình khác nhau để phục vụ nhu cầu làm việc, giải trí. Mặc định, Mac OS sẽ hiện lên thông báo yêu cầu bạn xác nhận sự tin tưởng đối với phần mềm định cài. Bạn cần chú ý bước này, vì rất có thể nếu không cẩn thận, máy tính thân yêu sẽ bị virus ẩn trong phần mềm đó xâm nhập. Hãy hiểu rõ những phần mềm trước khi cài đặt để bảo vệ tốt hơn cho chiếc máy tính của mình.
Còn nếu bạn không chắc chắn về tính an toàn của phần mềm mà bạn đã download, đừng cài đặt nó. Hacker thường lợi dụng tâm lý hiếu kỳ của người dùng để đặt những cái tên giả mạo cho phần mềm nhằm cài mã độc vào máy tính của họ. Cho nên trước khi nhấn nút cài đặt, hãy đảm bảo rằng phần mềm đó có nguồn gốc đáng tin cậy.
9. Không sử dụng các chương trình, phần mềm không rõ nguồn gốc
Mặc dù hiện nay Apple Store đã hỗ trợ nhiều ứng dụng cho người dùng nhưng vẫn có những ứng dụng mà Apple Store không có (mà Exodus là một ví dụ điển hình), vì thế bạn cũng sẽ thường xuyên phải tải và cài đặt các ứng dụng bên ngoài. Những dạng file phổ biến nhất mà bạn tải về để cài đặt chương trình, phần mềm chính là file .rar và file .exe. Đây cũng chính là những file mà hacker dễ dàng ẩn giấu virus vào để tấn công máy tính. Khi bạn mở file đồng nghĩa với việc bạn mở cánh cửa cho hacker xâm nhập vào máy tính của bạn. Xin hướng các bạn cách để mở file hoặc cài đặt chương trình an toàn:
- Chỉ tải file có nguồn gốc rõ ràng, thường là trên trang chủ của hãng. Tuyệt đối cẩn thận khi tải file từ các diễn đàn, drive hoặc được chia sẻ từ người khác qua messenger, telegram, email,…
- Quét virus trước khi tải về và cài đặt: bạn dùng công cụ Virustotal để quét đường dẫn.
- Quét tập tin trước khi mở bằng phần mềm antivirus.
- Theo dõi quá trình cài đặt chương trình, đọc kĩ cẩn thận trước khi bấm “tiếp theo”, “next”, “yes”,…
- Chặn phần mềm bên ngoài tự động cài đặt bằng GateKeeper.
GateKeeper giúp người dùng tải và cài đặt phần mềm an toàn hơn. Cụ thể, GateKeeper giúp người dùng quản lý những ứng dụng được cài đặt trên máy tính nhằm ngăn chặn các phần mềm độc hại thâm nhập.
Thiết lập GateKeeper như sau:
Bước 1:Vào System Preferences, chọn Security & Privacy, sau đó chọn General. Tiếp tục chọn hình ổ khoá vàng gốc trái và cấp quyền admin để thay đổi.
Bước 2: Chọn nguồn bạn muốn cho phép:
- Mac App Store: Chỉ cho phép tải và cài đặt ứng dụng có trên App Store. Các nguồn khác sẽ không chạy được. Bao gồm cả việc bạn tải từ Internet một ứng dụng có trên Store.
- Mac App Store and identified developer: Cho phép tải và cài đặt ứng dụng có trên Apple Store và ứng dụng của nhà phát triển đã đăng ký thông tin với Apple. Với tùy chọn này bạn có thể tải một ứng dụng trên Internet về và khởi chạy với điều kiện nó có trong danh sách của Apple.
- Anywhere: Mọi nguồn điều được chấp nhận cho cài đặt và khởi chạy. GateKeeper thật sự không khuyến khích người dùng chọn tính năng này vì nó có thể bị lợi dụng để chạy các chương trình nguy hiểm cho máy Mac.
Vậy là mình đã chia sẻ cho bạn cách thức để bảo mật máy tính Mac OS để bạn an tâm duyệt web mà vẫn bảo vệ được tài sản crypto của mình khỏi bị tấn công rôi. Chúc bạn thành công.