Cần phải làm những điều này để bảo mật máy tính cá nhân

0
945

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, bảo mật máy tính cá nhân luôn là điều cần thiết vì hacker ngày càng nguy hiểm, cách thức tấn công ngày càng tinh vi. Việc bảo mật máy tính không chỉ để bảo vệ các thông tin cá nhân của bạn, mà còn để bảo vệ khối tài sản mang tên tiền điện tử.

 

1. Xóa dữ liệu trên ổ cứng

 

Máy tính của bạn bị nhiễm virus, bạn đã diệt virus nhưng nghi ngờ virus vẫn còn trong máy?

Bạn muốn đảm bảo thông tin lưu trữ trên máy tính không bị rò rỉ ra ngoài khi bạn bán máy tính?

Bạn vừa mua máy tính từ một người khác và không biết liệu rằng nó có an toàn để sử dụng ngay hay không?

Hay đơn giản, bạn muốn xóa sạch máy tính để thiết lập hệ thống bảo mật lại từ đầu?

Trong các trường hợp trên, để cho yên tâm thì bạn có thể lựa chọn phương án xóa sạch toàn bộ dữ liệu trên ổ cứng. Bởi vì những dữ liệu được lưu trên ổ cứng không thể bị xóa hoàn toàn khi bạn ấn delete, cũng như việc format ổ cứng không phải lúc nào cũng xóa được hoàn toàn dữ liệu. Vì thế Dautucrypto.net xin hướng dẫn bạn cách xóa triệt để dữ liệu trên ổ cứng.

Lưu ý:

Thao tác này sẽ xóa toàn bộ dữ liệu trong ổ cứng của bạn và không thể khôi phục lại dù có sử dụng phần mềm chuyên dụng. Vì thế, bạn phải đảm bảo mình đã sao lưu hoặc lưu trữ tài liệu quan trọng sang một ổ cứng hoặc máy tính khác trước khi xóa ổ cứng.

Bước 1: Tải phần mềm CCleaner. Trừ khi bạn là người dùng chuyên nghiệp, nếu không bạn có thể tải phiên bản CCleaner Free. Phiên bản free cũng đã đủ tính năng cơ bản cho bạn dùng.

Bước 2: Cài đặt và khởi chạy phần mềm.

Bước 3: Chọn Tools ⇒ Drive Wiper. Ở ô Wipe, bạn chọn Entire Wipe, sau đó tick vào tên các ổ cứng mà bạn muốn xóa.

Bước 4: Chọn Wipe để tiến hành xóa. Thời gian xóa có thể kéo dài đến vài giờ đồng hồ tùy thuộc vào dung lượng ổ cứng của bạn.

2. Nâng cấp Hệ điều hành máy tính

Hãy nhớ đảm bảo máy tính của bạn luôn được cập nhật hệ điều hành mới nhất, vì Microsoft sẽ hỗ trợ tốt nhất cho người dùng Windows 10. Trong khi đó, các phiên bản Windows cũ đã không còn được Microsoft ưu ái trong việc bảo mật nữa. Ví dụ Windows 7 đã ngừng hỗ trợ chính thức từ ngày 13/01/2015, còn Windows 8.1 đã ngừng hỗ trợ chính thức từ ngày 09/01/2018. Bạn có thể tham khảo thêm về Bảng dữ kiện vòng đời Windows để biết thời hạn Microsoft hỗ trợ phiên bản Windows của bạn.

Để nâng cấp máy tính của mình lên hệ điều hành mới nhất, bạn tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Kiểm tra phiên bản máy tính đang sử dụng

Nhấn tổ hợp phím Windows (nút có hình biểu tượng Windows) + R, sau đó gõ winver và enter, một cửa sổ mới sẽ hiện lên cho biết phiên bản Windows bạn đang dùng.

 

Ở đây, bạn có thể thấy, phiên bản máy tính trong hình là Windows 10, version 1607.

Nếu máy tính của bạn chưa phải đang dùng hệ điều hành Windows 10 (mà là Windows 7 hoặc Windows 8,…), bạn có thể tham khảo cách mua Windows bản quyền ở Bước 2. Nếu máy tính của bạn đang dùng là Windows 10 nhưng chưa phải phiên bản 1709, hãy tham khảo mục 3 trong bài hướng dẫn này.

Bước 2: Mua Windows 10 bản quyền (nếu bạn chưa có).

Đây là lựa chọn an toàn nhất khi nâng cấp hệ điều hành Windows. Mặc dù chi phí cho một hệ điều hành có bản quyền không phải rẻ (3.5 triệu VNĐ cho Windows 10 Home theo Microsoft Store) nhưng bạn có thể hoàn toàn yên tâm về sự an toàn khi lựa chọn phương án này. Dễ cài đặt, yên tâm về nguồn gốc xuất xứ, tính bảo mật cao là các lí do khiến bạn nên chọn mua Windows bản quyền.

Bạn có thể mua tại các cửa hàng điện máy lớn và uy tín hoặc mua trực tiếp từ Microsoft Store. Các cửa hàng điện máy lớn đều có bán Windows bản quyền với giá rẻ hơn so với mua trực tiếp từ Microsoft Store, đồng thời kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bạn cài đặt kĩ càng.

3. Update (Cập nhật) Windows thường xuyên

 

Microsoft thỉnh thoảng sẽ tung ra những bản update để sửa lỗi, vá lỗ hổng bảo mật hoặc cập nhật thêm tính năng mới. Bạn có thể xem hướng dẫn update Windows tại đây.

4. Backup (sao lưu) dữ liệu

 

Backup (sao lưu) dữ liệu nghĩa là bạn sao chép và lưu trữ dữ liệu máy tính ở một nơi nào đó an toàn, đề phòng trường hợp máy tính bị virus, bị hỏng ổ cứng vật lý hoặc đang update Windows giữa chừng thì bị lỗi,… Lúc này, bạn vẫn còn file backup (sao lưu) để khôi phục lại dữ liệu máy tính của mình.

Các bạn xem hướng dẫn tại đây để biết những cách thức backup dữ liệu, dùng chính những công cụ có sẵn của Windows 10 mà không cần cài đặt gì thêm.

5. Đặt mật khẩu cho máy tính

 

Một việc làm có lẽ không bao giờ thừa đó là đặt mật khẩu (password) cho máy tính cá nhân của bạn. Đặc biệt khi bạn để laptop của mình ở những nơi thường xuyên có người lui tới như ở công ty, gia đình hoặc ở một quán cafe chẳng hạn.

Xem hướng dẫn cách đặt mật khẩu tại đây.

6. Mã hóa dữ liệu với BitLocker Encryption

 

Mã hóa giúp dữ liệu trên ổ cứng của bạn được an toàn đi nhiều phần. Mã hóa sẽ giúp dịch ngược các file trên ổ cứng của bạn sang một dạng khác. Ví dụ: Một file Notepad chứa thông tin tài khoản ngân hàng, số thẻ tín dụng, nếu không mã hóa thì người khác vẫn có thể sử dụng bất hợp pháp (xảy ra khi bạn cho mượn máy tính hoặc máy tính của bạn bị chiếm quyền điều khiển,…), nhưng khi mã hóa file sẽ ra dạng khác và khiến quá trình mở trở nên khó khăn hơn nhiều, tất nhiên là vẫn có cách khác để giải mã nhưng sẽ cần khối kiến thức tương đối lớn.

Hướng dẫn sử dụng Bitlocker để mã hóa máy tính.

Trên đây là 6 cách để bảo mật máy tính cá nhân của bạn. Hi vọng bài hướng dẫn này sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo đảm an toàn thông tin cho chính mình.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây